Hội chứng ngừng thở khi ngủ – Bệnh lý nguy hiểm cần sớm được phát hiện!

TDHSC – Ngày 20/4/2025, người bệnh có triệu chứng ngáy to, giật mình tỉnh giấc trong đêm, hay cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ suốt cả ngày dù ngủ đủ 7–8 tiếng? Đó không chỉ là biểu hiện của “ngủ không ngon giấc” mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đang mắc phải một hội chứng rối loạn hô hấp nghiêm trọng khi ngủ, đó là Hội chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn (OSA – Obstructive Sleep Apnea).

 

HỘI CHỨNG NGỪNG THỞ KHI NGỦ (OSA) LÀ GÌ?

OSA là một rối loạn xảy ra khi các cơ vùng hầu họng giãn ra quá mức trong lúc ngủ, gây tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ đường thở. Người bệnh sẽ ngừng thở từng lúc, lặp đi lặp lại trong suốt đêm mà không hề hay biết.

Mỗi lần ngừng thở có thể kéo dài từ 10 đến 30 giây hoặc lâu hơn, xảy ra hàng chục đến hàng trăm lần mỗi đêm. Cơ thể phải “bật thức” một cách vô thức để khôi phục nhịp thở, làm giấc ngủ bị gián đoạn nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM): “OSA ảnh hưởng đến khoảng 1 tỷ người trên toàn cầu. Gần 30% người trưởng thành có rối loạn này ở mức độ từ nhẹ đến nặng.”

 

TẠI SAO NGỪNG THỞ KHI NGỦ NGUY HIỂM?

OSA không chỉ đơn thuần là rối loạn giấc ngủ – nó là một yếu tố nguy cơ độc lập của nhiều bệnh lý mạn tính nguy hiểm: (1) Về não bộ: Tăng 65% nguy cơ đột quỵ, tăng gấp 2 lần nguy cơ trầm cảm, suy giảm trí nhớ; (2) Về tim mạch: Nguy cơ bệnh tim mạch cao gấp 2.2 lần, tăng huyết áp cao hơn 1.8 lần; (3) Về chuyển hoá: Tăng 2.5 lần nguy cơ đái tháo đường type 2, kháng insulin; (4) Về Tiêu hoá: Tăng 60% nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản, gan nhiễm mỡ không do rượu; (5) Về an toàn giao thông: Tăng 2–3 lần nguy cơ tai nạn giao thông do buồn ngủ ban ngày.

Đáng lo ngại hơn, nhiều người không hề biết mình mắc OSA cho đến khi có biến cố như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, hoặc tai nạn giao thông.

 

NHẬN BIẾT SỚM NGỪNG THỞ KHI NGỦ – ĐỪNG BỎ QUA CÁC DẤU HIỆU SAU: 

  • Ngủ ngáy
  • Ngáy to, ngắt quãng hoặc ngừng thở khi ngủ
  • Thở hổn hển hoặc nghẹt thở trong giấc ngủ (người nhà phát hiện)
  • Thức dậy nhiều lần trong đêm, khó ngủ lại
  • Đau đầu sáng sớm, khô miệng, đau họng
  • Buồn ngủ quá mức ban ngày, dễ ngủ gật khi xem TV, họp, lái xe
  • Dễ cáu gắt, lo âu, giảm trí nhớ, khó tập trung
  • Cảm giác ngủ không sâu, không phục hồi năng lượng

 

AI CÓ NGUY CƠ CAO MẮC NGỪNG THỞ KHI NGỦ?

  • Người thừa cân, béo phì (BMI ≥ 25)
  • Vòng cổ to (≥ 40 cm ở nam, ≥ 35 cm ở nữ)
  • Người có tật hàm dưới nhỏ, cổ ngắn
  • Nam giới trên 40 tuổi
  • Phụ nữ sau mãn kinh
  • Người uống rượu, hút thuốc, dùng thuốc an thần

 

NGỪNG THỞ KHI NGỦ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ VÀ KIỂM SOÁT ĐƯỢC?

Các phương pháp điều trị hiện nay gồm:

  1. Máy CPAP (Continuous Positive Airway Pressure)
    ➤ Thiết bị số 1 hiện nay trong điều trị OSA trung bình–nặng
    ➤ Giúp duy trì đường thở mở suốt đêm, cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm rõ rệt nguy cơ tim mạch
  2. Giảm cân (rất quan trọng nếu có béo phì)
    ➤ Nghiên cứu 2024 tại NEJM cho thấy giảm 10% cân nặng giúp cải thiện chỉ số AHI tới 50%
  3. Thuốc GLP-1RA (như Liraglutide, Semaglutide, Tirzepatide)
    ➤ Không chỉ hỗ trợ giảm cân mà còn giảm số lần ngưng thở khi ngủ, theo nghiên cứu gần đây
  4. Nẹp miệng – thiết bị chỉnh hàm (dành cho OSA nhẹ hoặc không dung nạp CPAP)

Phẫu thuật vùng mũi họng hoặc hàm mặt (chỉ định khi thất bại với điều trị khác)

 

KHUYẾN NGHỊ CHO BỆNH NHÂN NGHI NGỜ NGỪNG THỞ KHI NGỦ:

Hãy tìm gặp bác sĩ chuyên khoa hô hấp, tai mũi họng hoặc y học giấc ngủ nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ.

✅ Thực hiện đa ký giấc ngủ (Polysomnography) – tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán mức độ nặng nhẹ.

✅ Không nên tự mua CPAP mà cần có hướng dẫn và hiệu chỉnh của bác sĩ chuyên khoa.

 

THÔNG ĐIỆP SỨC KHỎE

“Một giấc ngủ ngon không chỉ giúp bạn tỉnh táo – mà còn bảo vệ trái tim, não bộ và cuộc sống của bạn mỗi ngày.”

 

PHÒNG KHÁM THUẬN ĐỨC

THUAN DUC HEALTH SCIENCE CENTER

Lương Y Nguyễn Thị Thanh

Khoẻ Vui Hạnh phúc hơn cho mọi người!

Trụ sở chính: Lý Văn, Phú Điền, Nam Sách, Hải Dương

Cơ sở 2: Khu đô thị Âu Việt, Phía Tây cầu Phú Lương, TP. Hải Dương

Cơ sở 3: Số 28 BT2, Khu đô thị Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội (VPĐD)

Điện thoại: 0912528800; 0912808800

Hotline: 0906008806

Website: www.phongkhamthuanduc.vn

(Quý vị truy cập vào website để đặt lịch khám hẹn trước)