Xét nghiệm ProBNP là gì và khi nào cần làm xét nghiệm ProBNP

TDHSC – Xét nghiệm proBNP còn gọi với một cái tên khác là xét nghiệm NT-proBNP là viết tắt của N-terminal pro B-type natriuretic peptide, xét nghiệm proBNP có ý nghĩa quan trọng được sử dụng trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh nhân suy tim.

 

NT-proBNP có hàm lượng lớn trong cơ tim tâm thất trái và có một ít trong mô tâm nhĩ cũng như trong cơ tâm thất phải. NT-proBNP tăng phóng thích khi có tăng sức nén huyết động học tại tim (tức thành tim bị giãn, phì đại hoặc tăng áp lực tác động lên thành tim). NT-proBNP gia tăng nồng độ trên những bệnh nhân suy tim. NT-proBNP được thải trừ thụ động, chủ yếu qua thận. Xét nghiệm NT-proBNP có độ nhạy cao hơn và thông dụng hơn BNP trong chẩn đoán suy tim.
Cơ tim bị mệt, suy thì proBNP được tăng phóng thích bởi cơ tim

1. Xét nghiệm proBNP được sử dụng để làm gì?

NT-proBNP là xét nghiệm được sử dụng nhằm mục đích phát hiện, chẩn đoán và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh suy tim. Xét nghiệm proBNP được sử dụng kết hợp với các xét nghiệm khác của tim và các chẩn đoán hình ảnh và chức năng như điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp X-quang phổi…

Suy tim thường có triệu chứng là mệt mỏi, phù chân, khó thở… có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác và bệnh suy tim cũng có thể cùng tồn tại với các bệnh khác. Xét nghiệm proBNP có thể giúp bác sĩ phân biệt giữa suy tim và các bệnh khác như bệnh phổi…

2. Xét nghiệm proBNP được chỉ định khi nào?

(1) Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt suy tim

(2) Theo dõi diễn biến và hiệu quả điều trị suy tim

(3) Tiên lượng suy tim

(4) Sàng lọc suy tim

 3. Ý nghĩa lâm sàng của xét nghiệm proBNP

Nồng độ NT-proBNP huyết tương trong xét nghiệm proBNP có thể tăng ở những người mắc các hội chứng sau:

–  Suy tim cấp, khó thở: các điểm cắt tối ưu của xét nghiệm NT-proBNP, giúp xác định bệnh suy tim cấp đối với các lứa tuổi < 50, 50-75 và > 75 với nồng độ proBNP lần lượt là 450, 900 và 1800 pg/mL. Nồng độ NT-proBNP < 300 pg/mL có giá trị chẩn đoán âm tính, loại trừ khả năng bị suy tim cấp lên tới 98%. Ở các bệnh nhân suy tim cấp, nồng độ NT-proBNP sẽ cao hơn 5180 pg/mL và có giá trị tiên lượng về tử vong trong 76 ngày với độ chính xác lên tới 95%.

– Suy tim mạn: ở những bệnh nhân suy tim mạn, việc đo nồng độ NT-proBNP được lặp lại mỗi lần khám bệnh định kỳ là rất cần thiết, bệnh nhân có nguy cơ được chẩn đoán là suy tim nặng khi nồng độ NT-proBNP vượt quá 1000 pg/mL.

4. Vì sao nên chọn Phòng khám Thuận Đức để tiến hành xét nghiệm proBNP?

(1) Đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ yêu cầu khám chữa bệnh tốt nhất.

(2) Bác sĩ khám tư vấn và điều trị hợp lý, tốt nhất cho từng tình trạng bệnh nhân.

(3) Đặt lịch khám nhanh chóng, thuận tiện.

(4) Danh mục gói khám đa dạng, đầy đủ, chi tiết.

(5) Đội ngũ chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm.

(6) Mức chi phí hợp lý, phù hợp với thu nhập chung của người dân.

PHÒNG KHÁM THUẬN ĐỨC
Lương Y Nguyễn Thị Thanh
Trụ sở chính: Lý Văn, Phú Điền, Nam Sách, Hải Dương
Cơ sở 2: Khu đô thị Âu Việt, Phía Tây Cầu Phú Lương, TP. Hải Dương
Cơ sở 3: Số 28 BT2, Khu đô thị Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội (VPĐD)
Quý vị truy cập vào website để đặt lịch hẹn trước, hoặc đặt lịch qua hotline dưới đây:
Hotline: 0906008806; Website: www.phongkhamthuanduc.vn