Tổn thương gan do thuốc: chẩn đoán và điều trị?
TDHSC – Tổn thương gan do thuốc (Drug Induced Liver Injury – DILI) là bệnh lý viêm gan xuất hiện có liên quan tới sau khi bệnh nhân sử dụng các thuốc điều trị, thực phẩm chức năng… Thông thường đây là một bệnh lý rất khó chẩn đoán, thường phải sử dụng phương pháp loại trừ nhiều bệnh lý, để đi đến một kết luận không phải lúc nào cũng hoàn toàn chắc chắn.
Phân loại và cơ chế: (1) Do tác động trực tiếp của thuốc gây độc với gan, thường phụ thuộc vào liều lượng và diễn biến cấp tính; (2) Do phản ứng đặc ứng, phụ thuộc vào từng các thể bệnh nhân với tác nhân gây tổn thương gan, thường diễn biến chậm và muộn.
Chẩn đoán: dựa vào (1) Tiền sử sử dụng thuốc nghi ngờ có thể gây tổn thương gan; (2) Biểu hiện triệu chứng: đau bụng vùng gan; buồn nôn, nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa; vàng da; tiểu sẫm màu…; (3) Xét nghiệm thấy tăng men gan, tăng bilirubin; nặng hơn có biểu hiện suy gan, hôn mê gan…; (4) Xét nghiệm loại trừ các nguyên nhân gây tổn thương gan khác (viêm gan virus, rối loạn chuyển hóa, viêm gan tự miễn…); (5) Định lượng được 1 số tác nhân gây tổn thương gan 1 cách rõ rệt…
Điều trị: tổng hợp (1) ngừng các thuốc nghi ngờ gây độc; (2) điều trị hỗ trợ và chờ gan hồi phục; (3) nặng hơn có thể phải ghép gan…
Bạn có bệnh lý gan, nghi ngờ bệnh lý gan có thể liên hệ với Phòng khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hợp lý.