Bệnh nhiễm giun đũa và giun tóc: Xử trí như thế nào?

TDHSC – Bệnh do giun đũa (Ascaris lumbricoides) và giun tóc (Trichiuris trichiura) là bệnh lý thường gặp ở các nước nhiệt đới, và cận nhiệt đới, ảnh hưởng tới hàng triệu người, đặc biệt là trẻ em và độ tuổi đến trường. Đặc biệt ở những nơi vệ sinh môi trường, nước, ăn uống không đảm bảo…

 

Cơ chế: 

Với giun đũa trứng giun được nở ra tại ruột non, ấu trùng xâm nhập qua gan vào tuần hoàn lên phổi, thoát ra ngoài qua phế nang, phản xạ ho và động tác nuốt đưa ấu trùng trở lại đường tiêu hóa. Tại ruột non ấu trùng hoàn thiện vòng đời và trở thành giun trưởng thành.

Với giun tóc, trứng giun được nở ra ở đại tràng, ấu trùng theo phân ra ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận lợi sẽ quay lại vật chủ là người qua đường ăn uống, qua ruột non và tới đại tràng phát triển ở đó.

Giun đũa trưởng thành có chiều dài 15-35 cm, sống được 1-2 năm; giun tóc trưởng thành dài 2-5 cm, có thể sống tới 8 năm.

Chẩn đoán: 

Dấu hiệu tiêu hóa, đau bụng, khó tiêu, chán ăn; một số có biểu hiện ở cơ quan khác như phổi (giun đũa); nhiễm lâu ngày bệnh nhân có biểu hiện toàn thân như thiếu máu; ngứa; trẻ em suy dinh dưỡng…

Xét nghiệm: soi tìm trứng giun trong phân bằng kính hiển vi; xét nghiệm DNA; tìm thấy bằng chứng của giun: siêu âm, mô bệnh học…

Phòng ngừa và điều trị: 

Vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường. Uống thuốc dự phòng.

Điều trị: sử dụng thuốc diệt giun sán, albendazole và mebendazole. Với liều đa hiệu quả cao diệt trứng giun với albendazole; hiệu quả thấp với giun tóc. Các biện pháp phối hợp thuốc đang được tích cực nghiên cứu.

 

PHÒNG KHÁM THUẬN ĐỨC
Lương Y Nguyễn Thị Thanh
Trụ sở chính: Lý Văn, Phú Điền, Nam Sách, Hải Dương
Cơ sở 2: Khu đô thị Âu Việt, Phía Tây Cầu Phú Lương, TP. Hải Dương
Cơ sở 3: Số 28 BT2, Khu đô thị Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội (VPĐD)
Quý vị truy cập vào website để đặt lịch hẹn trước, hoặc đặt lịch qua hotline dưới đây:
Hotline: 0906008806; Website: www.phongkhamthuanduc.vn