Rắn cạp nia cắn nguy hiểm như thế nào?

TDHSC – Rắn cạp nia có tên khoa học là Bungarus multicinctus (thường gặp ở Miền Bắc Việt Nam) và Bungarus candidus (thường gặp ở Miền Nam), người bị rắn cạp nia cắn thường gặp khi vào mùa mưa, khi rắn ra ngoài tìm thức ăn, nạn nhân bị cắn do tai nạn hoặc do bắt rắn bị rắn cắn. Đặc điểm của rắn cạp nia cắn sẽ gây ra tam chứng: (1) Liệt (thường tiến triển nặng dần, lan dần từ trên xuống; bệnh nhân có thể tử vong do liệt cơ hô hấp, rất nguy hiểm; (2) Đồng tử giãn tối đa và giãn kéo dài có thể tới hàng tháng, hàng năm; (3) Hạ natri trong máu, có thể gây nguy hiểm như phù não gây ảnh hưởng tới tính mạng. Điều quan trọng là vết cắn của rắn cạp nia thường rất ít biểu hiện, chỉ như vết kim châm, nhưng độc tố có thể xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng dẫn tới liệt cơ, bệnh nhân không thở được và có thể tử vong nếu không được cứu chữa đúng.

 

Thông tin về rắn cạp nia trên Wiki

Các loài rắn cạp nia hay gặp ở Việt Nam

Một trường hợp rắn cạp nia cắn nặng gây ra liệt cơ toàn thân, liệt cơ hô hấp phải thở máy, điều trị kịp thời và khỏi bệnh

Những điều cần chú ý: (1) Hạn chế tiếp xúc với rắn, đặc biệt là mùa mưa khi rắn ra khỏi hang kiếm ăn rất dễ bắt gặp; (2) Khi bị rắn cạp nia cắn thì triệu tại chỗ thường nhẹ và gần như không có gì (vết cắn như vết kim châm nhưng độc tố thần kinh có thể đã vào trong cơ thể) do vậy không được chủ quan, phải vào bệnh viện có khoa Hồi sức Cấp cứu và Chống độc theo dõi để được phát hiện sớm và xử trí kịp thời những tình huống nguy hiểm, tuyệt đối không được chủ quan coi là nhẹ; (3) Nọc độc của rắn cạp nia gây tổn thương về thần kinh, gây yếu liệt cơ, tình trạng nặng gây liệt cơ hô hấp bệnh nhân không thở được và tử vong, do đó cấp cứu hô hấp là vô cùng quan trọng bên cạnh các biện pháp hồi sức và giải độc bằng huyết thanh kháng nọc đặc hiệu.

Dr. Thiện Lương (Sưu tầm và tổng hợp)

PHÒNG KHÁM THUẬN ĐỨC

THUAN DUC HEALTH SCIENCE CENTER

Lương Y Nguyễn Thị Thanh

Khoẻ Vui Hạnh phúc hơn cho mọi người

Trụ sở chính: Lý Văn, Phú Điền, Nam Sách, Hải Dương

Cơ sở 2: Khu đô thị Âu Việt, Phía Tây cầu Phú Lương, TP. Hải Dương

Cơ sở 3: Số 28 BT2, Khu đô thị Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội (VPĐD)

Điện thoại: 0912528800

Hotline: 0906008806

Website: www.phongkhamthuanduc.vn

(Quý vị truy cập vào website để đặt lịch khám hẹn trước)